Thực tế trên thế giới, làn sóng tăng giá của các dự án có tuyến metro, đường sắt đi qua đã làm thay đổi bức tranh thị trường bất động sản, khiến cho nhu cầu văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở quanh khu vực đó tăng lên rõ rệt. Làn sóng này cũng nhanh chóng lan đến khu vực Đông Nam Á và trở thành xu hướng chung ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
“Quả thực, thị trường thời gian qua đã ghi nhận lượng giao dịch đột phá tại một số dự án như Khu đô thị mới Văn Phú, FLC Star Tower, TNR GoldSeason và sắp tới đây là Vinhomes Smart City Nguyễn Trãi… đều có một phần nguyên nhân do nằm gần tuyến đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông”, anh Quốc Tú - một nhân viên kinh doanh bất động sản lâu năm cho biết.
Lý giải về điều này, giới chuyên gia cho rằng loại hình giao thông mới này sẽ giúp cải thiện tình hình giao thông đô thị, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhất là cư dân sống gần đó sẽ dễ dàng di chuyển nhanh chóng đến các điểm trong thành phố, chất lượng đời sống được nâng cao.
“Chưa kể tới việc, hàng loạt trung tâm mua sắm, các khu đô thị mới dọc tuyến đường sắt trên cao sẽ được hình thành, mang lại cho cư dân sinh sống trong khu vực một môi trường sống - làm việc - giải trí hiện đại, sôi động”, anh Xuân Hòa - một nhà đầu tư nhận định.
Đặc biệt, xét về góc độ kinh tế, thông thường, đây là khu vực dễ tiếp cận nhất, thuận lợi cho hoạt động thương mại và cho thuê lại…
Và như vậy, theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn bất động sản CBRE, khu vực bất động sản gần với ga tàu điện sẽ có giá trung bình cao hơn 10 - 20% so với khu vực khác. Đặc biệt, trong trường hợp thị trường bị suy thoái, những dự án nhà ở kết nối tốt với tuyến tàu điện có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Hiện nay, mặc dù tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng trước đó, không ít người đã rục rịch tìm kiếm các dự án hưởng lợi từ hệ thống giao thông này bởi những tiện ích trong tương lai là cực kỳ to lớn.
Theo: baodauthau.vn
Tin thị trường mới nhất: