Việc thiết kế sân vườn nhà hay đặt một vài chậu cây cảnh trong nhà cũng khiến cho nơi ở của gia chủ bớt đi sự nhàm chán. Tuy nhiên, trang trí là một chuyện, chăm sóc cây cảnh là một chuyện khác. Chắc hẳn ai cũng đã từng có một cây trồng trong nhà hay bị héo, chết mà không biết rõ nguyên do. Để giúp cho việc chăm sóc dễ dàng và đúng cách hơn, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho anh chị mọi thứ với góc nhìn chuyên sâu nhất.
🌼1.Lựa chọn cây cảnh phù hợp cho từng khu vực
Trước khi chọn mua cây cảnh phù hợp, anh chị cần xem xét nơi muốn đặt nó tại đâu. Tưởng tượng xem loại cây đấy có phù hợp với điều kiện không gian và ánh sáng ngay tại nhà mình không.
Tiếp theo, hãy tự hỏi sở thích của bản thân xem mình đang tìm một loại cây có lá xanh đẹp hay là một loại cây có hoa sặc sỡ màu sắc. Sẽ có một số cây trồng trong nhà ra hoa theo mùa, trong khi những cây khác sẽ nở hoa hàng năm, vì thế anh chị nên tìm hiểu chi tiết hơn về loại cây trồng đó nhé.
Cân nhắc thứ ba cần chú ý là anh chị có thể dành bao nhiêu thời gian chăm sóc cây cho một loại cụ thể. Ví dụ, một cây Lục thảo trổ hay còn gọi cỏ mẫu tử, sẽ tốn hầu hết mọi công sức để chăm sóc chúng, trong khi một giống loài cây lan thì lại cần sự chăm sóc dịu dàng và yêu thương thì chúng mới có thể dễ dàng phát triển được.
Một số mẹo khi lựa chọn mua cây cảnh:
- Luôn mua từ những nhà cung cấp, đại lý cây cảnh uy tính, có kinh nghiệm về cây cảnh.
- Kiểm tra thật kỹ lưỡng để biết các dấu hiệu của cây có sức khỏe tốt không. Chẳng hạn như sự phát triển ở kích thước bình thường, lá hoặc chồi hình thành tốt, thân cây chắc chắn.
- Tránh những cây trồng có lá rũ hoặc héo, đất sũng nước, thân cây nhão hoặc cây mọc nhỏ và teo tóp vì người bán có thể đã từng được cứu sống hoặc cây đã mang bệnh trong quá khứ.
- Các dấu hiệu hư tổn bao gồm lá nâu quá mức, lá rụng hoặc vàng, thân cây thuôn dài và có thể nhìn thấy dấu hiệu côn trùng từng gây hại.
- Nếu anh chị không chắc về những loại cây trồng trong nhà tốt nhất cho ngôi nhà của mình, hãy hỏi chuyên gia cửa hàng cây trồng để được tư vấn và hướng dẫn.
🌼2.Các biện pháp chăm sóc cây cảnh nhà vườn hiện nay
Làm thế nào để cây phát triển nhanh? Đó chính là việc chăm sóc thường xuyên từ các thành viên trong gia đình. Và tùy thuộc vào loại cây sẽ có đặc tính và cách chăm khác nhau. Cụ thể như sau:
2.1.Cung cấp nước cho cây cảnh
Nguyên nhân số 1 khiến cây cảnh bị hỏng và chết sớm là do tưới nước không đúng cách. Tưới nước quá ít sẽ làm héo, đất khô, rụng lá và hoa, đầu lá bị nâu. Việc tưới nước quá nhiều cũng dẫn đến lá héo, vàng hoặc đen và các bệnh nấm như thối rễ.
Vì thế, những biện pháp chăm sóc cây cảnh cho việc cung cấp nước hiệu quả qua những lưu ý sau:
- Tưới nước ấm cho cây trồng bất cứ khi nào khi lớp đất từ 1 đến 2 inch trên cùng bị khô.
- Trước khi tưới nước, hãy kiểm tra nhanh bằng máy đo độ ẩm hoặc làm theo cách truyền thống: thọc ngón tay xuống đất để xác định độ ướt của nó dưới bề mặt. Nếu chọc ngón tay vào đất cao đến đốt ngón tay để có thể biết cây có cần thêm nước hay không. Nếu đất ẩm thì không cần tưới nước.
- Tần suất cần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cách anh chị giữ độ ấm trong nhà, loại cây và loại chậu. Ví dụ, chậu nhựa giữ được độ ẩm của đất lâu hơn so với các chậu đất nung xốp, cho phép không khí đi qua các mặt.
- Những cây có lá dày, tươi tốt cần nhiều nước hơn những cây có lá sáp, mỏng. Không có tần suất cụ thể nào phù hợp với tất cả các loại cây trồng trong nhà.
- Tuân theo các hướng dẫn về tần suất tưới nước cho cây bằng cách nghiên cứu về loại cụ thể của nó.
- Nếu nấm mốc bắt đầu hình thành trên bề mặt đất hoặc có nước đọng ở đáy thùng thì đó là kết quả chúng ta đã tưới quá nhiều nước cho cây. Nếu nhận thấy có nước đọng trong hoặc dưới chậu, hãy đổ hết nước đi vì nước đọng có thể làm chết cây.
- Tưới nước cho cây nếu đất trở nên nhạt màu hoặc nứt nẻ.
- Các cây thuộc họ mọng nước cần có khoảng thời gian khô ráo giữa các lần tưới nước.
- Các dấu hiệu của sự mất nước bao gồm lá phát triển chậm, mép lá có màu nâu và khô, và các lá phía dưới trở nên vàng và quăn lại.
2.2.Nhiệt độ và độ ẩm cho cây cảnh
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tiếp theo phải nói đến là hiểu về nhiệt độ và độ ẩm cây trồng.
Nhiều cây trồng trong nhà phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 24-29 độ C vào ban ngày và 18-22 độ C vào ban đêm. Tất nhiên, tùy thuộc về nhiệt độ khác nhau giữa các loại cây, với cây nhiệt đới thì nhiệt độ thích hợp vào khoảng từ 32 độ C (hoặc cao hơn) và các cây khác phát triển tốt hơn ở nhiệt độ mát hơn.
Hầu hết các cây phát triển mạnh ở độ ẩm cao - khoảng 80%. Không may, hầu như không khí trong nhà đều khô hanh hơn nhiều, đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ trở nên khắc nghiệt.
Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể hữu ích, nhưng có nhiều cách khác để tăng độ ẩm trong không khí gần cho cây cảnh. Ví dụ như, một khay nhỏ chứa đá cuội và nước để tăng độ ẩm cục bộ cho cây vào những ngày khô hạn. Hoặc phun sương hàng ngày cho lá của cây cũng rất hữu dụng.
2.3.Chăm sóc cây cảnh bằng phân bón
Mặc dù đa phần cây cảnh đều thực hiện quá trình quang hợp cần thiết để tồn tại, nhưng chúng cũng cần một dạng thức ăn dinh dưỡng hơn để thực hiện các quá trình phát triển. Món ăn ngon lành đó chính là phân bón giúp cây cảnh sẽ luôn vui vẻ, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Hầu như cây cảnh trong nhà phát triển mạnh khi bón phân cân đối 10-10-10 (Nitơ – Phốt pho – Kali). Cây kiểng cần chất dinh dưỡng từ đất trong chậu và phân bón để sinh tồn. Nếu không thay chậu hoặc bổ sung chất dinh dưỡng mới vào đất, cây sẽ chết.
Nếu là cây ra hoa, anh chị có thể mua phân bón có hàm lượng kali cao. Nếu là cây ăn lá, anh chị nên bón phân hoặc đất trồng trong chậu có nhiều Nitơ. Cây cũng yêu cầu các chất dinh dưỡng vi lượng cần được bổ sung bằng cách thêm đất vào bầu hoặc phân bón để có thể tồn tại.
Đặc biệt với loại cây họ xương rồng, cần có 1 loại chậu phù hợp được thiết kế đặc biệt như có nhiều lỗ dưới đáy để thoát nước hiệu quả để ngăn không cho quá nhiều độ ẩm được giữ trong đất, có thể làm chết cây.
Mẹo 1: Nếu cây bị héo, hãy tưới nước đầy đủ trước rồi bón phân sau - sau khi cây đã hồi phục.
Mẹo 2: Các muối hòa tan từ phân bón tổng hợp có thể tích tụ theo thời gian và tạo ra một lớp cặn muối trên bề mặt đất. Loại bỏ lớp này và rửa sạch đất sau mỗi 4-6 tuần với một lượng nước lớn để tránh tích tụ muối độc. Quá nhiều muối có thể làm hỏng rễ và làm cho cây dễ bị bệnh và côn trùng tấn công.
2.4.Thường xuyên cắt tỉa cây cảnh
Có một số loại cây phải được cắt tỉa rễ tại các khoảng thời gian khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ trước khi nên cắt tỉa cây của mình. Nếu không được cắt tỉa cẩn thận, cây có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và rễ từ cây sẽ mọc tràn ra chậu hoặc bình của chúng.
Thường xuyên cắt tỉa cành hoặc thân cây chết để giữ cho cây khỏe mạnh và tránh phải trồng lại và bị thu hút bởi sâu bọ. Tỉa phía trên cành lá ở góc 45° để thúc đẩy sự phát triển của cây đầy đủ và mạnh mẽ hơn.
Điều quan trọng là phải kiểm tra hàng tuần để tìm các dấu hiệu cây bị hư tổn. Tìm côn trùng, lỗ hổng trên lá và các chất dính do sâu bọ tiết ra khi chúng kiếm ăn. Nếu phát hiện thấy sâu bệnh, hãy cách ly khu vưc cây bị ảnh hưởng ngay lập tức để bảo vệ phần còn lại cho các loại cây kiểng khác của mình.
2.5.Thay chậu cho cây cảnh
Nếu như việc chăm sóc cây cảnh trong nhà đang phát triển mạnh và phát triển theo cách mà anh chị muốn, khi đạt tới ngưỡng nhất định, cây sẽ cần một cái chậu lớn hơn. Hãy thay chậu cho cây vào mùa xuân khi chúng mới bắt đầu phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của rễ sẽ cho phép cây nhanh chóng thích nghi với chậu mới.
Chọn một cái chậu lớn hơn bình chứa hiện tại, nhưng không quá lớn vì có thể gây thối rễ và gặp nhiều vấn đề khác. Chậu quá lớn sẽ làm đất ẩm ướt trong nhiều ngày, hoặc thậm chí vài tuần trước khi cây có thể tiếp tục sinh sống.
Chú ý bộ rễ khi thay chậu để tránh bị hư hại. Cẩn thận làm chắc đất xung quanh bầu rễ mà không nén chặt đất. Chừa đủ khoảng trống trên phần đầu chậu mới cho nước và tưới kỹ.
🌼3. Một số loài cây cảnh trồng trong nhà
Với đặc tính riêng biệt, cần tìm hiểu kỹ loại cây phù hợp với không gian nhà anh chị để dễ dàng chăm sóc. Có một số cây chịu được không gian máy lạnh, có loài thì thích nơi không gian khô mát, nắng ấm,...
Chọn loại cây phù hợp, xanh tươi sẽ giúp không gian nhà thêm sinh động, tăng thêm sinh khí cho gia chủ. Một số loại cây điển hình như:
Các loại cây cảnh điển hình đặt trong nhà
Bằng những cách chăm sóc cây cảnh trong nhà với các lưu ý trên, anh chị có thể gây ấn tượng với gia đình, bạn bè khi ngôi nhà của mình trở nên có sức sống hơn với cây cỏ.
Nếu anh, chị đang gặp khó khăn trong việc thiết kế và thi công xây dựng nhà, hay lên ý tưởng trang trí nội thất? Tham khảo những đơn vị uy tín tại Bình Dương.
- Công ty thiết kế, xây dựng nhà phố, biệt thự: https://datthu.vn/
- Công ty thiết kế, thi công nội thất: https://onhome.asia/
▶️Tìm hiểu về những mẫu nhà vườn đẹp bên dưới đây
- Nhà vườn cấp 4 - Bỏ túi những ý tưởng thiết kế sân vườn nhà cấp 4 đẹp hiện nay
- Biệt thự vườn - 15 mẫu biệt thự sân vườn đẹp năm 2021
- Sân thường đẹp - Sưu tầm những mẫu thiết kế sân thượng đẹp hiện nay
Let Us Know What You Thought about this Post.
Put your Comment Below.