Câu chuyện dành cho những anh chị đang gặp thắc mắc về vấn đề có nên nuôi thú cưng tại chung cư. Hãy cùng nhân vật An phân tích vấn đề này qua mẫu chuyện dưới đây!
Thanh An năm nay 31 tuổi, công việc của anh là Quản lý của một khách sạn khá cao cấp ở trung tâm Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây khi tình hình dịch còn ổn định, An cũng từng khá bận bịu, suốt ngày chỉ quay cuồng trong mớ công việc. Tuy nhiên, do tình hình dịch hiện tại vẫn còn phức tạp nên các dịch vụ kinh doanh như khách sạn vẫn chỉ mới khởi động lại. Hiện An cũng không bận rộn như trước.
Sáng nào, An cũng hay ngồi quán cafe cóc ngay góc ngã tư chung cư để nói chuyện tán dóc với mấy ông chú trung niên cùng tầng. An sống ở chung cư này cũng 4 năm rồi, tính cách cũng hướng ngoại nên khá thân thiết với mấy ông chú.
Ngày nào cũng như ngày nào, như thói quen 6 giờ sáng là xuống đây “họp”. Đặc điểm của cái quán này tuy nhỏ nhưng được cái nó là trung tâm của mọi tin tức, mọi người hay nói đùa ví von nó là “Trung tâm văn hóa thông tin và truyền thông của chung cư”. Ai nói chỉ có phụ nữ mới nhiều chuyện, đàn ông mà lấn sân sang lĩnh vực này là mấy chị em cẩn thận làm không lại!
Câu chuyện mà trung tâm này hay bàn thì đa dạng khỏi chê. Từ văn hóa, chính trị, xã hội cho đến thể thao, du lịch, đời sống. Đương nhiên, lĩnh vực nghệ thuật và làm đẹp cũng không ngoại lệ nhờ có sự góp mặt của mấy bà cô nguyên là phu nhân của chú chủ quán. Cô bán đồ ăn sáng kế bên quán cafe, cả mấy cô sống ở tầng dưới đi chợ về tranh thủ ghé ngang qua. Dạo này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thành phố cũng vừa trở về bình thường mới nên số lượng thành viên đã giảm nhiều. Chứ trước đây khi dịch chưa bùng phát, số lượng thành viên mỗi sáng có thể lên đến hơn 10 người, nói chung là ồn ào nhưng vui lắm!
Hôm nay, cũng như thường lệ An xuống tầng rồi ngồi vào vị trí quen thuộc. Đã nghe mấy chú mấy cô bàn luận nhau về vấn đề của cô Ngọc Bình nào đó sống ở chung cư đối diện. Nghe đâu cô Bình sống ở đây cũng được 3 năm và vừa mới chuyển đi vài ngày trước. Chuyện tưởng chừng cũng không có gì đáng chú ý thì mấy hôm nay cô Bình lại lên mạng xã hội “bóc phốt” Ban quản lý cũ, lý do vì sự việc cô nuôi thú cưng trong chung cư. Bảo rằng người ta gọi hai chú mèo cưng của cô là “gia súc”.
Đối với cô Bình này, An cũng có biết qua. Cô Bình hiện đang là chủ của một chuỗi cửa hàng kinh doanh thức ăn và đồ dùng thú cưng lớn tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cửa hàng của cô còn có các dịch vụ chăm sóc, vệ sinh lông và làm đẹp cho chó mèo. Với các chi nhánh quy mô lớn và rộng khắp địa bàn thành phố, cô Bình được đánh giá là một doanh nhân thành đạt trẻ tuổi. Một phụ nữ mạnh mẽ độc lập có sự nghiệp vững vàng trong xã hội mà chưa chắc cánh mày râu nào cũng có thể sánh kịp. Đây cũng chính là lý do mà cô Bình khá “nổi tiếng” ở khu vực này nói riêng và cộng đồng nuôi thú cưng ở TP. Hồ Chí Minh nói chung. Đối với An, nếu dành hai từ để nhận xét về người phụ nữ này thì chỉ có thể gọi cô một tiếng “nữ cường”.
Mãi suy nghĩ một hồi, An giật mình quay lại với câu chuyện của mọi người. Đúng sai chưa rõ, nhưng đã bắt đầu thấy có sự tranh luận nội bộ. Người cho rằng do cô Bình này không tìm hiểu trước quy định ở chung cư ngay từ ban đầu mới dẫn đến bất cập ở hiện tại, chung cư xử lý như vậy là đúng với nguyên tắc. Người không đồng tình lại phản biện dù thế nào cũng nên giải quyết một cách lịch sự, không nên ép buộc người khác một cách quá đáng trong tình hình dịch như thế.
An thuộc kiểu người không thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nên đối với thông tin lan truyền trên các nền tảng này An thường không nắm bắt kịp. Nghe thì nghe đó, chứ chưa hiểu rõ mô tê gì cả. Được mọi người khai sáng thêm một lúc đã đến 7 giờ, An xin phép đứng dậy trước để lên tầng chuẩn bị đi làm. Đương nhiên, ngoài chuẩn bị cho bản thân ra, còn một nhiệm vụ không thể thiếu vào mỗi buổi sáng nữa đó chính là vệ sinh cho Pun.
Pun chính là chú chó mà anh chị họ của An gửi lại nhờ nuôi giúp, do họ phải đi xuất khẩu lao động sang tận nước ngoài. Thú thật, ban đầu khi thấy anh chị xem Pun như người thân trong nhà và gọi nó là “con” xưng “bố mẹ” rất tự nhiên, An không khỏi cảm thấy buồn cười. Hơn thế nữa, còn có người khi nuôi chó, không may nó mất, khóc lóc mấy ngày, được hàng trăm “Sen” khác lên group động viên, an ủi…An thấy vậy chỉ lắc đầu ngán ngẩm.
Đương nhiên, bất đắt dĩ lắm An mới phải đồng ý nhận nuôi Pun. Phần vì chung cư An đang ở cũng tạo điều kiện khá thuận lợi cho cư dân có sở thích nuôi thú cưng. Có trang bị thang máy riêng để giữ vệ sinh, xây dựng khuôn viên đi dạo và khu vui chơi riêng cho chúng. Cư dân chỉ cần cam kết giữ vệ sinh chung và tuân thủ khung hình phạt nếu vi phạm là được phép tự do nuôi thú cưng. Nên An cũng khó mà từ chối lời đề nghị của anh chị mình.
Đã hơn 2 năm An mang Pun về nuôi nấng và chăm sóc. Từng ngày trôi qua, An mới bắt đầu cảm nhận và thấu hiểu được hết tình cảm mà anh chị mình dành cho nó trước đây. Thứ tình cảm mà An từng cho rằng “dở hơi” và cứ “buồn cười” làm sao ấy. Phải nuôi nấng thì mới biết, chó là loài gần gũi và trung thành tuyệt đối với con người nên nó cũng là một thành viên trong gia đình. Chính An bây giờ cũng luôn chăm sóc, dành cho nó những gì tốt đẹp, thấy lo lắng khi nó ốm. Dạy chó cũng không khác gì dạy dỗ một đứa trẻ. Chúng cũng biết sợ khi bị mắng phạt và cũng sẽ làm nũng nếu được nuông chiều.
Ban đầu, khi mới mang Pun về An khá lo lắng. Phần vì lạ nhà, môi trường sống thay đổi không biết nó có dễ dàng thích nghi hay không. Thêm nữa, An làm văn phòng một ngày 8 tiếng, tức là Pun sẽ phải ở nhà một mình từ sáng đến chiều. Không biết nó có đi vệ sinh và ăn uống sạch sẽ khi không có ai quản lý được không. Tuy nhiên, Pun rất ngoan và hiểu chuyện. Chỉ cần An hướng dẫn một lần là nó đã có thể tự đi vệ sinh đúng chỗ và ăn uống gọn gàng trong khay.
Thế mới thấy, một loài động vật thông minh và có tình cảm như vậy, An nghĩ không thể cho rằng chúng chỉ là “gia súc”. Vì chúng ta không nuôi chúng để buôn bán hay lấy thịt như gà, lợn hay trâu bò… Mà chúng ta nuôi để chăm sóc và yêu thương chúng, như một cách để xoa dịu tâm hồn và trấn tĩnh lại tâm trạng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Nhắc đến Pun, ta lại phải quay ngược thời gian trở về cơ duyên mà An gặp gỡ và tiếp xúc với cô Bình. Thực ra anh chị An trước đây là khách hàng quen thuộc tại cửa hàng của cô này. Pun cũng đã quen với loại thức ăn dinh dưỡng và ngũ cốc ở đây nên khi anh chị gửi Pun lại, đã không quên ghi chú lại địa chỉ cho An.
Cứ hai tuần một lần, An lại mang Pun đến chăm sóc lông và mua thức ăn nên dần dà cũng quen mặt. Mỗi lần đến, An lại có dịp trò chuyện cùng cô Bình và được biết thì ra cô sống ở chung cư đối diện mình. Trò chuyện nhiều mới thấy, đây là một người phụ nữ khá thẳn thắng nhưng có đầy đủ sự tinh tế và khéo léo của một người làm kinh doanh, lại thông minh trong cách giao tiếp ứng xử. Cũng chẳng bất ngờ gì khi chưa tới 30 tuổi mà cô đã thành công sớm như vậy. Thú thật khi nghe đến sự việc này, An cũng không quá bất ngờ vì đâu đó cũng đã hiểu một phần tính cách của cô gái này.
Buổi sáng hôm nay An cũng đi làm như thường lệ, sau khi kiểm tra một vòng phòng ốc, vệ sinh, lối đi, phân công công việc cho nhân viên sau đó thì trở lại bàn làm việc của mình. Thời gian rảnh rỗi, An chợt nhớ ra câu chuyện sáng nay mình nghe được khi ngồi trong quán cafe khiến anh cứ mãi suy nghĩ trong đầu. An quyết định cầm điện thoại lên, vào mạng tìm hiểu câu chuyện xem đầu đuôi thế nào.
Đã lâu mới vào lại tài khoản mạng xã hội, An dễ dàng tìm thấy rất nhiều các bài viết chia sẻ lại nội dung mà cô Bình đăng tải trên Fanpage chính thức hơn 100.000 người theo dõi của cửa hàng mình. Tò mò, An quyết định ấn vào bài viết gốc trên fanpage để đọc cho rõ ràng thực hư câu chuyện. Trong bài viết cô Bình chia sẻ, cô cho rằng bản thân và gia đình đã bị tổn thất nghiêm trọng về quyền riêng tư khi bị yêu cầu di dời khỏi căn hộ của mình với lý do nuôi thú cưng trong chung cư. Ban quản lý cho biết có cư dân sống chung tầng tố cáo hai chú mèo của cô làm bay lông sang nhà họ. Trong khi hình chụp bằng chứng nắm lông mà bên Ban quản lý đưa ra lại trông rất giống mấy sợi chỉ trắng tua rua?
Rất nhiều bình luận tỏ ra bất bình thay cô, kêu gọi tẩy chay chung cư này. Cũng có nhiều người cùng ý kiến với ông chú sống cùng tầng với An sáng nay, họ cho rằng chính cô Bình đã sai khi ngay từ đầu không tìm hiểu rõ mà vội mua căn hộ ở đây. Riêng An nghĩ rằng “Nếu ngay từ khi khách hàng đặt mua, chủ đầu tư đã kịp thời thông báo trước quy định này, thì cũng không đến mức tới khi chuyển vào sống mới bị nhắc nhở. Sau đó thì ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa nhận ra mình không được phép nuôi thú cưng ở chung cư trong khi đã hoàn thành xong thủ tục thanh toán mua căn hộ”.
An đọc xong các bình luận mà thấy hoa mắt chóng mặt, cảm thấy mạng xã hội thực giống như con dao hai lưỡi. Có người chỉ sau một đêm, nhờ mạng xã hội mà nổi tiếng cả nước ai cũng biết mặt. Cũng có người vì đọc những bình luận ác ý về mình trên mạng xã hội mà trầm cảm, thậm chí tự tử. Bởi vậy mới nói trong quá khứ, vũ khí sắt nhọn mới có thể giết người. Thời buổi bây giờ, ngòi viết cay nghiệt mới là vũ khí thâm độc nhất. Bản thân An chỉ là người tò mò vào xem nhưng cũng chỉ biết tặc lưỡi lắc đầu.
Quyết định thoát ra khỏi tài khoản mạng xã hội, An vào hỏi thăm chị “Gu Gồ” để tìm kiếm thêm thông tin liên quan. Không tìm hiểu thì thôi, tìm hiểu rồi mới thấy thực tế việc tranh cãi về các bất cập trong quy định nuôi thú cưng đã tồn tại nhiều năm nay tại các chung cư thuộc TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các thành phố lớn nói chung.
Đơn cử trường hợp này là sự việc xảy ra tại chung cư Ehome 3 thuộc quận Bình Tân, TP.HCM. Ngày 26/12/2017, Ban quản lý chung cư phát thông báo về việc cấm nuôi thú cưng và yêu cầu những ai đang nuôi chó, mèo phải đưa chúng ra khỏi chung cư trước 01/01/2018. Lý do được Ban quản lý đưa ra cho thông báo này là do họ đã nhận được một số phản hồi của cư dân về sự việc thú cưng gây ra phiền toái ảnh hưởng xấu đến đời sống.
Sau khi thông báo được đưa ra ít phút, trên trang facebook chính thức của chung cư đã xảy ra một cuộc tranh cãi kịch liệt. Theo đó, cư dân Nguyễn Văn A. một người chủ có nuôi thú cưng trong chung cư cho rằng việc nuôi thú cưng là sở thích cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Chỉ cần người chủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và không làm phiền đến người khác.
Không đồng tình, chị Võ Thị T. một cư dân khác lại cho rằng, sở dĩ họ gửi đơn kiến nghị lên Ban quản lý là do thời gian vừa qua xảy ra trường hợp nhiều người không có ý thức để chó, mèo phóng uế ở công viên, hành lang. Ngoài ra, nhiều em nhỏ bị chó vồ gây hoảng sợ. Mỗi lần chó sủa là vang vọng cả chung cư, ảnh hưởng đến nhiều người.
Ngày 30/12/2017, sau khi lời qua tiếng lại trên mạng xã hội, ông Phú (một hộ nuôi chó) đã đánh nhau với ông Hùng (một người lên tiếng phản ứng gay gắt việc nuôi chó). Đến cuối cùng Ban quản lý phải nhờ đến pháp luật can thiệp và cả hai người đều phải viết cam kết thì mọi việc mới êm xuôi.
Sau khi tham khảo nhiều nguồn tư liệu và rất nhiều bài báo, An quay lại với trường hợp của cô Bình sáng nay. Tháng 06/2021, Ban quản lý chung cư của cô Bình yêu cầu cô phải di dời với lý do bị phản ánh về vấn đề lông của hai chú mèo mà cô đang nuôi. Ban đầu, họ yêu cầu gia đình cô phải ký vào bản cam kết không để xảy ra tình trạng như trên. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau đó, Ban quản lý liên tục gửi đơn yêu cầu di dời đồng thời tự quyết định ngắt nguồn điện và nước sinh hoạt của gia đình cô.
Điều đáng nói ở đây là vào khoảng thời gian này, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, sẽ rất khó khăn để cô và gia đình chấp hành yêu cầu của Ban quản lý trong giai đoạn bùng dịch dữ dội. Do đó, Ban quản lý đã yêu cầu vào nhà chụp ảnh căn hộ để làm bằng chứng với lý do hai chú mèo cô nuôi không được xem là thú cưng, mà phải gọi là “gia súc”.
Sau khi tìm hiểu, An tìm được một bài báo pháp luật liên quan đến vấn đề của cô Bình. Theo Khoản 3 điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 thì việc “chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư, là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư”. Tuy nhiên, hiện pháp luật về giống vật nuôi không có quy định chó, mèo là gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, việc nuôi chó mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định nêu trên.
👉Xét về góc độ xã hội, việc Ban quản lý yêu cầu cư dân, chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, trong đó có quy định về nuôi thú cưng. Qua đó, bảo đảm việc sử dụng nhà chung cư an toàn, văn minh là hoàn toàn hợp lý và đúng với trách nhiệm của Ban quản lý chung cư cần làm.
👉Xét về góc độ đạo đức, Ban quản lý đã có phương pháp xử lý chưa thực sự chuyên nghiệp, gây nên sự bức xúc với cá nhân cô Bình nói riêng và cộng đồng yêu chó mèo nói chung, tạo nên tranh cãi không đáng có trên mạng xã hội. Làm ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh của chung cư, đặc biệt là chung cư cao cấp như nơi mà cô Bình từng sinh sống.
Với vai trò là nhà quản lý, có nhiệm vụ phải đảm bảo trật tự và an ninh cho cư dân. Trong câu chuyện của cô Bình, Ban quản lý chung cư này đã gây tranh cãi trong cách xử lý chưa được văn minh. An nhận thấy, điều này thể hiện ở hai khía cạnh:
✔️Thứ nhất, xâm phạm quyền riêng tư của cư dân.
Khi sự việc tưởng chừng như đã tạm lắng xuống, thành phố bắt đầu nới lỏng giãn cách, cô Bình cũng bắt đầu kế hoạch di dời bằng cách chuyển trước hai chú mèo cưng của mình đến nơi khác. Tuy nhiên, Ban quản lý của chung cư lại tiếp tục yêu cầu mở cửa và khám xét căn hộ của cô.
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong các trường hợp:
- Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác liên quan đến vụ án.
- Khi phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Bên cạnh đó, việc khám xét chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc tự ý xông vào nhà khám xét, chụp ảnh đã vượt quá thẩm quyền cho phép của Ban quản lý đối với các căn hộ thuộc chung cư này.
✔️Thứ hai, chưa thể hiện được tinh thần thông cảm và tính nhân văn trong ứng xử với cư dân gắn bó với mình.
An nghĩ rằng, mặc dù gặp phải những khác biệt và vướng mắc trong quy định của chung cư nhưng bản thân cô Bình đã gắn bó với chung cư này được 3 năm. Cô cũng đã nghiêm túc chấp hành yêu cầu chuyển về nơi khác thông qua việc ký cam kết di dời và tiến hành chuyển đồ từng phần về căn hộ mới. Tuy nhiên, do các vấn đề khách quan liên quan đến dịch bệnh nên quá trình này bị trì hoãn, không đúng với thời gian dự kiến ban đầu.
Bốn tháng giãn cách bị kẹt lại chung cư cũng chính là khoảng thời gian ám ảnh của cô và gia đình. Theo lời cô Bình phân trần, căn hộ của cô liên tục bị mất nước và tắt điện một cách đột ngột mà không hề có một thông báo trước. Trong khi các căn hộ bên cạnh vẫn có điện nước sinh hoạt như bình thường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình mà còn làm gián đoạn công việc của cô. Khiến cô phải bồi thường hợp đồng vì không có kết nối internet đủ tốt để làm việc trực tuyến.
Khi phản hồi với Ban quản lý, cô nhận được thông tin là do bản thân mình không tuân thủ theo cam kết đã ký nên họ sẽ tiến hành các biện pháp như trên để “ép” gia đình cô mau chóng chuyển đi. Bất chấp việc căn hộ mà cô Bình đang sống là nhà mua chứ không phải thuê của chung cư.
Giữa tình hình áp dụng nghiêm chỉ thị 16, ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh thành bùng dịch dữ dội khác. Việc ra đường để mua lương thực, thực phẩm cũng là một vấn đề hết sức khó khăn chứ đừng nói đến việc chuyển nhà. Chuyển nhà làm sao khi các dịch vụ vận chuyển đều tạm dừng hoạt động? Các loại phương tiện lưu thông trên đường đều được quân đội kiểm soát chặt chẽ? Hơn nữa nhà mới vẫn đang thi công dang dở và đang tạm đình chỉ vì dịch thì làm sao có thể chuyển vào?
Chính vì vậy, cách giải quyết của một Ban quản lý đối với các bất cập xảy ra tại chung cư có lẽ vẫn chưa thực sự ổn thỏa. Bởi lẽ, Ban quản lý là bộ phận được dân cư thuê và trả phí quản lý. Với nhiệm vụ là hỗ trợ trật tự an ninh, quản lý các vấn đề cư dân cần, nhằm mang lại cuộc sống an toàn, hạnh phúc cho cư dân. Phương pháp xử lý của Ban quản lý tuy đúng với quy trình làm việc nhưng nó lại thiếu đi sự cảm thông và cái “tình” giữa người với người.
Bản thân là một người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, An hiểu rằng tôn trọng khách hàng là nguyên tắc hàng đầu. Đặc biệt là khu chung cư cao cấp như nơi cô Bình từng sinh sống, An nghĩ phía công ty và chủ đầu tư nên quan tâm và đưa ra phương án giải quyết tốt hơn. Chuyện lẽ ra cũng chẳng phải vấn đề to tác nếu cả hai bên đạt được thỏa thuận ngay từ khi nhận được phản hồi về lông của hai của chú mèo. Có lẽ, cô Bình cũng sẽ vui vẻ chấp hành di dời sang chỗ ở mới và không rời đi với sự bức xúc đỉnh điểm đến nỗi phải đăng đàn bốc phốt. Kêu gọi những người yêu thú cưng chia sẻ bài viết rộng rãi với mục đích đòi lại sự công bằng và lời xin lỗi từ phía Ban quản lý.
Bản thân chung cư cũ của Bình cũng giữ được hình ảnh cao cấp, uy tín của mình. Đồng thời không phải mất đi một khách hàng mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ sử dụng sản phẩm của mình nữa. Hơn nữa, bản thân khách hàng này lại là một doanh nhân thành đạt, ít nhiều có sức ảnh hưởng và tiếng nói trong xã hội.
Nhà sáng lập hãng Snapple (1972) – hãng đồ uống nổi tiếng ở New York, Mỹ cũng từng nói về sự tôn trọng như sau: "Chúng ta không bao giờ được phép nghĩ rằng mình đứng cao hơn khách hàng” (S John Quelch, “Bí quyết Marketing” trang Harvard Business Online).
Anh An nghĩ rằng, chẳng ai sẵn sàng bỏ tiền của mình ra để mua về một sản phẩm hoặc dịch vụ, để rồi nhận lại thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp và kém văn minh như vậy.Tắt điện thoại, An cứ mãi suy nghĩ miên man về vấn đề này. Bản thân An cũng cảm thấy mình may mắn vì đã lựa chọn được một nơi sinh sống phù hợp. Vì thực ra anh cũng đang nuôi một “thành viên” bốn chân đáng yêu trong nhà. Chung cư An đang sinh sống có thể nói là địa chỉ thân thiện với người nuôi chó mèo, đồng thời cũng kèm theo những quy định chặt chẽ.
Khung xử phạt rõ ràng cho cư dân vi phạm tại chung cư của An
Lướt xuống những bài viết liên quan đi kèm bên dưới, An nhận ra rằng ở rất nhiều quốc gia, việc yêu động vật phải gắn liền với trách nhiệm và sự văn minh. Thể hiện qua các bộ luật và quy định rõ ràng.
Chẳng hạn như ở Mỹ, Canada, Đan Mạch, Australia, các thú cưng được quản lý thông qua thẻ căn cước cá nhân. Con vật có thể bị tòa án bắt buộc tiêu hủy nếu gây nguy hiểm, chủ con chó cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm.
Còn tại Nhật Bản, các gia đình nuôi chó mèo không được đến các khu công cộng như siêu thị, nhà hàng,... Thậm chí tiếng kêu hoặc mùi hôi của thú cưng không được ảnh hưởng đến những nhà lân cận.
Ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể về việc nuôi thú cưng. Chủ yếu chỉ tùy thuộc vào quy định riêng của từng khu vực hoặc chung cư. Do đó, vẫn còn khá nhiều bất cập và tranh cãi chưa biết khi nào mới có thể tiến đến một cái kết có hậu.
Câu chuyện của cô Bình cũng là bài học kinh nghiệm cho An cũng như mọi người khi quyết định sinh sống ở bất kỳ chung cư nào. Chúng ta đừng nên vội “thấy hoa nở mà ngỡ xuân về”. Bởi lẽ, ở mỗi chung cư sẽ có các quy định khác nhau về nội quy sinh hoạt chung và các nguyên tắc an toàn yêu cầu cư dân phải tuân thủ nghiêm túc.
Hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định mua bất kỳ thứ gì. Và nếu anh chị đang tìm kiếm mua chung cư Bình Dương có giá tốt, tiện ích đầy đủ và có quy định rõ ràng. Anh chị hãy tải ngay tài liệu bên dưới đây:
Hãy liên hệ ngay đến số Hotline của HomeNext để được tư vấn chi tiết.
Hotline: 0908 480 055 Hotmail: sales@homenext.vn
▶️Tìm hiểu thêm những mẫu chuyện về kinh nghiệm mua nhà chung cư:
- Mua căn hộ lần đầu - Chuyện mua căn hộ lần đầu của đôi vợ chồng trẻ
- Mua nhà ở Bình Dương - Người nước ngoài mua nhà tại Bình Dương và cái kết bất ngờ
Let Us Know What You Thought about this Post.
Put your Comment Below.