Chính sách bồi thường khi có quyết định thu hồi đất luôn được người dân quan tâm. Vậy, quy định về bồi thường khi thu hồi đất ra sao? Sau đây là những nguyên tắc bồi thường và những điều kiện được bồi thường khi có chính sách thu hồi đất mới nhất năm 2020.
1. Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đấtNguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ tài sản tồn tại trên đất bị thu hồi trước ngày có thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi; đồng thời đã được kiểm kê của cơ quan chức năng.
Không bồi thường, hỗ trợ tài sản do người bị thu hồi đất xây dựng, trồng hoặc nuôi sau ngày có thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
2. Điều kiện được bồi thường về đất
Luật đất đai 2013, Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Tìm hiểu về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất mới nhất
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật này mà chưa được cấp.
Tìm hiểu dự án bất động sản đang HOT tại tỉnh Bình Dương - Astral City
3. Mức bồi thường khi bị thu hồi đất
Mức bồi thường khi thu hồi đất được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, thường sẽ được tính dựa trên mục đích sử dụng đất và giá cụ thể của từng loại đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Về cơ bản, việc bồi thường thu hồi đất được thực hiện bằng 2 cách: (1) giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, (2) nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Ngày 22/12/2019, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã ký ban hành Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo đó, ban hành đơn giá bồi thường với nhà phố, nhà liền kề, nhà riêng lẻ (không phải biệt thự) như sau:
- Nhà 1 tầng; khung bê tông cốt thép; mái bê tông cốt thép hoặc lợp ngói; tường xây gạch; có trần là 5.265.000 đồng/m2.
- Nhà 1 tầng; khung bê tông cốt thép; mái lợp tôn; tường xây gạch; có trần là 4.330.000 đồng/m2.
Giá đền bù nhà 1 tầng
- Nhà 1 tầng; cột gạch; tường xây gạch; có trần; mái ngói, mái tôn là 3.450.000 đồng/m2.
- Nhà 1 tầng; cột gạch; tường xây gạch; không có trần; mái tôn, mái ngói là 3.080.000 đồng/m2.
- Nhà 2 đến 3 tầng; khung, sàn, mái bằng bê tông cốt thép; lợp ngói; có trần; tường xây gạch là 5.950.000 đồng/m2.
- Nhà 2 đến 3 tầng; khung, sàn bằng bê tông cốt thép; mái bằng bê tông cốt thép có xử lý chống thấm và chống nóng; có trần; tường xây gạch là 5.970.000 đồng/m2.
Giá đền bù nhà 2-3 tầng
- Nhà 2 đến 3 tầng; khung, sàn bê tông cốt thép; mái lợp ngói hoặc tôn; tường xây gạch và các loại nhà 2-3 tầng khác là 5.650.000 đồng/m2.
- Nhà từ 4 đến 5 tầng; khung, sàn, mái bằng bê tông cốt thép; lợp ngói; móng gia cố bằng cọc bê tông cốt thép là 8.570.000 đồng/m2.
- Nhà từ 4 đến 5 tầng; khung, sàn bằng bê tông cốt thép; lợp ngói; không gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép là 8.190.000 đồng/m2.
- Nhà từ 4 đến 5 tầng; khung, sàn bằng bê tông cốt thép; lợp tôn; không gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép là 7.890.000 đồng/m2.
- Nhà từ 6 đến 8 tầng; khung, sàn, mái bằng bê tông cốt thép; lợp ngói; móng gia cố bằng cọc bê tông cốt thép là 8.850.000 đồng/m2.
Giá đền bù nhà 6-8 tầng
- Nhà từ 6 đến 8 tầng; khung, sàn bằng bê tông cốt thép; lợp ngói; không gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép là 8.450.000 đồng/m2.
- Nhà từ 6 đến 8 tầng; khung, sàn bằng bê tông cốt thép; lợp tôn; không gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép là 8.190.000 đồng/m2.
Đồng thời, tại Quyết định này còn có đơn giá bồi thường của nhà biệt thự; nhà tạm; nhà ở lắp ghép, nhà bán kiên cố và nhà ở lưu trú công nhân, sinh viên 1 nhà trọ; nhà xưởng...
Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
Mỗi tỉnh thành sẽ có bảng giá đất khác nhau. Tải ngay bảng giá đất Bình Dương năm 2020 tại đây!
4. Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai 2013
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Nội dung thông báo sẽ là kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất.
Sau khi thực hiện đúng thủ tục trên, nếu người dân có đất thu hồi chấp nhận thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất và thực hiện kế hoạch bồi thường trình bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định. Sau đó, hỗ trợ tái định cư cho người dân mà không cần phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo.
Bước 2: Thu hồi đất
Luật đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang định cư tại nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ có quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản trên đất
Bước kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất được thực hiện bởi UBND cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nếu cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm để đất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần có nghĩa vụ thuyết phục người dân để thực hiện nhiệm vụ.
Sau 10 ngày vận động thuyết phục sự hợp tác, nếu bên sử dụng đất vẫn không chịu phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.
Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư
Lập phương án bồi thường thiệt hại
Bước này được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư cho dân trong kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc kiểm kê ở bước 3 trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.
Anh chị có thể xem thêm dự án Eco Xuân block C có chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng:
Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của dân
Đây là bước khó khăn nhất trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Thông qua đó, tổng hợp tất cả ý kiến từ người dân để thực hiện đối thoại trực tiếp, thỏa thuận để người dân toàn ý chấp nhận phương án bồi thường, hoàn tất việc hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bước 6: Hoàn chỉnh phương án
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch thực hiện phương án.
Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức kiểm tra thực hiện
Theo Điều 66 Luật đất đai 2013, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư trong 1 ngày.
Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư có người dân có đất thu hồi.
Tổ chức chi trả bồi thường
Lưu ý: Nếu diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.
Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.
Trên đây là những quy định của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất, người dân cần nắm rõ để tránh gặp phải các rủi ro.
Tải ngay danh sách các dự án nhà ở tại Bình Dương phê duyệt 1/500 năm 2020!
Hãy liên hệ với HomeNext Corporation để được giải đáp các vấn đề về pháp lý bất động sản, cũng như các thủ tục mua bán nhà đất tại Bình Dương.
Hotline: 0908 480 055 Hotmail: sales@homenext.vn
Let Us Know What You Thought about this Post.
Put your Comment Below.